Liên lạc với chúng tôi

'Nhà biệt thự sân vườn, ao cá để không vì đâu biết làm nông'

2024-11-28 HaiPress

"Nhà ba mẹ tôi là biệt thự có hồ bơi,sân vườn,ao cá đầy đủ. Hồ bơi lúc đầu cả nhà sử dụng được hai năm,sau đó bỏ không cho rêu phủ kín vì xử lý không nổi,mà cũng chẳng ai thèm bơi nữa.

Ao thì thả đầy cá,nhưng chưa bao giờ ăn vì cá nuôi ở ao tanh hơn cá ngoài sông hay nuôi bè,nhưng ngày nào cũng phải tốn công cho ăn.

Cực nhất chắc là cái vườn. Ban đầu,cả nhà hào hứng trồng đủ loại cây trái: ổi,mận,vú sữa,xoài... Nhưng để có trái ăn,phải bọc túi từng quả,nếu không ruồi vàng chích sinh giòi hết. Kết quả là phải đốn hạ bớt.

Trong vườn,chỉ có dừa và nhãn là dễ chăm hơn một chút. Muốn vườn đẹp cũng phải thường xuyên làm cỏ. Mà làm cỏ phía trước chúng lại mọc phía sau.

Nói chung,cây trái 'sạch' cũng không hề sạch như nhiều người tưởng. Cuối cùng tính ra,chi phí trồng còn đắt hơn cả đi mua. Nói về Lý Tử Thất - nếu làm nông theo cách của cô ấy thì phải thuê đến 5-10 người làm vườn giỏi,làm ngày làm đêm".

Độc giả nickname Con yeu kể lại câu chuyện trên,sau bài 'Có vài chục tỷ đồng mới sống được như Lý Tử Thất'.

Bài viết nhận được nhiều quan tâm của độc giả VnExpress,đa số cho rằng cuộc sống giống như Lý Tử Thất chỉ an yên trên phim,ngoài đời là những thử thách khi làm nông.

Từ suy nghĩ khác,độc giả nguyenhung21065 chia sẻ:

"Không thể dùng tiền để đo lường mọi thứ,vì mỗi người có sở thích,hoàn cảnh,điều kiện,tính cách và lẽ sống khác nhau. Như tôi,đã học tập và làm việc ở Sài Gòn hơn 40 năm,trong khi chuẩn bị nhà cửa,vườn tược rất đẹp để trở về quê hương miền Trung sau khi nghỉ hưu. Tôi nặng tình với quê hương,tài sản nếu bán hết cũng hơn 20 tỷ,kinh tế khá ổn vì chỉ có một đứa con.

Thế nhưng,tôi về thử quê sống ba tháng (may mà chưa bán nhà ở Sài Gòn). Sau thời gian ấy,tôi nhận ra mình không còn phù hợp với quê nhà vì một số vấn đề,nên cuối cùng quyết định quay lại Sài Gòn - nơi đã quá quen thuộc và thoải mái hơn".

Kể lại câu chuyện làm nông của người bác 74 tuổi,độc giả Choang Nemo nhấn mạnh vào sự vất vả của việc trồng trọt:

"Nhà bác tôi có một sào vườn,trồng đủ loại: bưởi,dứa,cải ngọt,cải bẹ,cải bắp,thì là,mùi tàu,ngải cứu... Nhưng bác bảo: 'Lưng ta sắp gãy đến nơi đây! Trồng rau sạch ăn thì thích mà tội bị sâu ăn bung bét lá. Bưởi thì ong châm hỏng hết,ăn nhạt như nước ốc'.

Dẫu vậy,bác vẫn không quên mỗi lần tôi về là gửi cả tải bưởi,nửa tải rau lên xe với câu dặn: 'Thôi,của một đồng công một nén. Hơi xấu mã nhưng sạch,chịu khó ăn hộ bác để bác cuốc lại cái vườn trồng rau khác'.

Năm nay bác đã 74 tuổi,nhưng vẫn quyết tâm giữ vườn dù lưng đã còng,tay đã yếu. Nghĩ mà thương bác,nhưng bảo giới trẻ bây giờ làm được như bác thì e rằng kêu ca suốt ngày mất".

Độc giả Sao Lam kết luận bằng nhận định:

"Nông thôn kiểu Lý Tử Thất là làm để quay phim,không phải để sống thực. Những việc cuốc đất,hái trà chỉ diễn ra vài giây trên video,nhưng thực tế phải mất cả tiếng đồng hồ,có khi cả đội ngũ đứng sau làm hết. Việc nấu ăn cũng vậy. Nhặt rau,băm thịt,sơ chế nguyên liệu - những việc ấy trên phim chỉ 10-20 giây,nhưng ai làm nông đều biết,thực tế mất rất nhiều thời gian.

Nếu bạn có vài chục tỷ,về quê,thuê 4-5 người làm vườn,nấu ăn,phục vụ mình,thỉnh thoảng quay vài đoạn clip thì cũng có thể sống 'như Lý Tử Thất'.

Nhưng nghĩ đến việc tự tay làm tất cả mà không có sự hỗ trợ thì chắc chắn không dễ như phim ảnh vẫn mô tả".

*Quan điểm của bạn thế nào?

Chia sẻ bài viết về địa chỉ email: bandoc@vnexpress.net hoặc ấn vào box bên dưới.

Hữu Nghị tổng hợp

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©版权 2009-2020 Mạng công nghệ thông minh    Liên lạc với chúng tôi SiteMap