Liên lạc với chúng tôi

Mỹ có thể đã ngừng phản đối Thổ Nhĩ Kỳ dùng tên lửa S-400

2024-11-27 HaiPress

"Trong các cuộc gặp gần đây với phía Mỹ,chúng tôi đã bác bỏ những điều họ muốn về hệ thống phòng không S-400. Giới chức Mỹ không còn phản đối vấn đề này nữa",Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/11.

Bộ trưởng Guler nói rằng cơ sở hạ tầng và trận địa đã được chuẩn bị sẵn,cho phép các tổ hợp S-400 di chuyển đến ngay khi có lệnh. "Toàn bộ quá trình triển khai và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ chỉ mất tối đa 12 tiếng",ông nói thêm.

Ông Guler khẳng định Washington cũng đã thay đổi quan điểm về bán tiêm kích F-35A cho Ankara.

"Mỹ đã chế tạo 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng từ chối bàn giao. Họ đã thay đổi quan điểm và tuyên bố có thể chuyển hàng sau khi nhìn thấy chúng ta phát triển tiêm kích KAAN. Chúng tôi đã gửi lại đề xuất mua phi cơ F-35",Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin.

Hệ thống phòng không S-400 được Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ loại khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2019. Lầu Năm Góc cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vận hành đồng thời cả S-400 và F-35 có thể khiến mẫu chiến đấu cơ của Mỹ bị lộ thông số kỹ thuật,ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tác chiến.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết Ankara có thể được phép quay lại chương trình F-35 nếu đồng ý không sử dụng S-400 hoặc chuyển giao chúng cho bên thứ ba. Cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Jeff Flake cũng từng nêu ý tưởng tương tự.

Tuy nhiên,Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhiều lần nhấn mạnh hợp đồng giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ quy định Ankara không được phép bán lại các hệ thống S-400 mà chưa được Moskva đồng ý.

KAAN là chiến đấu cơ nội địa thế hệ 5 được Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh phát triển sau khi bị loại khỏi chương trình F-35. Dòng tiêm kích này cất cánh lần đầu tiên hồi tháng 2,dự kiến bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2028.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO,song thường có hành động đi ngược lại với lợi ích chung của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Ngoài hợp đồng S-400,Thổ Nhĩ Kỳ cũng trì hoãn phê duyệt Thụy Điển gia nhập NATO trong thời gian dài,khiến Washington đình chỉ thương vụ bán thêm tiêm kích hạng nhẹ F-16 cho Ankara.

Thương vụ chỉ được quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 2,sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho Thụy Điển trở thành thành viên NATO.

Phạm Giang (Theo T24,TASS,AFP)

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©版权 2009-2020 Mạng công nghệ thông minh    Liên lạc với chúng tôi SiteMap